THỰC PHẨM NÀO KHÔNG NÊN CHO BÉ ĂN DƯỚI 1 TUỔI

Trong giai đoạn ăn dặm, trẻ cần rất nhiều chất dinh dưỡng để tăng chiều cao, phát triển trí não. Tuy nhiên, có những thực phẩm nằm trong danh mục “cấm” mà các mẹ nên lưu ý không được cho bé nếm thử. Bởi có khi lợi thì ít mà hại thì nhiều.

với các bảo từ gây bệnh ngộ độc, do đó các mẹ tuyệt đối không cho bé dưới 1 tuổi sử dụng mật ong.



1. Sữa đậu nành hoặc sữa bò tươi

Không giống sữa mẹ và sữa công thức, sữa bò không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thích hợp cho sự phát triển của bé nên mẹ nên cố gắng giữ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì ít nhất cho đến khi trẻ tròn 1 tuổi; lý do là trong sữa bò và sữa đậu nành có chứa rất nhiều enzyme và protein mà hệ thống tiêu hóa còn non nớt của trẻ không thể tiêu hóa được, món này sẽ làm con đầy bụng và khó tiêu. Ngoài ra, sữa bò và sữa đậu nành có nhiều chất dinh dưỡng hơn so với nhu cầu cơ thể của bé, điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến thận của bé khi các bộ phận trong cơ thể vẫn còn yếu kém.

2. Mật ong

Mật ong được coi là loại thực phẩm - dược phẩm “gia truyền” rất tốt có thể chữa trị nhiều bệnh cho cả người lớn và trẻ em, nhưng với trẻ em lại khác. Với trẻ dưới 1 tuổi, mật ong chỉ là một hỗn hợp của vi khuẩn, một số bảo tử có thể gây ngộ độc thực phẩm. Hệ thống tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh các chức năng để đối phó.

3. Hải sản có vỏ

Từ khi bé biết ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn hải sản khoảng 2-4 bữa trong tuần, nhưng lượng vừa phải thôi vì cơ thể con chưa thể tiêu hóa hiệu quả các món hải sản, nhất là các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc - những loại hải sản có khả năng gây dị ứng. Nếu trong gia đình có ai đó dị ứng với hải sản thì mẹ lại càng hạn chế cho bé dưới 1 tuổi, bởi dị ứng hải sản sẽ di truyền sang con.

4. Trứng

Trứng là một món ăn rất dễ gây dị ứng cho trẻ. Nếu mẹ muốn con ăn trứng, hãy bắt đầu với lòng đỏ trước vì các nghiên cứu cho thấy trẻ em bị dị ứng với các protein trong lòng trắng trứng. Hơn nữa, mẹ không nên cho con ăn trứng sống hoặc trứng chưa chín kỹ; một lưu ý nữa cho mẹ khi cho con ăn trứng, đó là lòng đỏ trứng khi luộc sẽ cứng so với khả năng nhai nuốt của trẻ, gây khó nuốt và dễ nôn ói.

5. Bơ đậu phộng



Mặc dù bơ đậu phộng rất mềm mại nhưng kết cấu lợn cợn khiến bé khó khăn trong việc nuốt, dễ bị hóc. Những loại bánh, kẹo (thực phẩm nói chung) khi kết hợp với bơ đậu phộng thường khiến các bé bị nôn ói khi ăn.

6. Thực phẩm mềm và dính

Thực phẩm mềm là loại trẻ rất thích ăn, như thạch, kẹo dẻo và những đồ ăn mềm, dính khác. Đã có rất nhiều vụ hóc dị vật đường thở do thạch trái cây gây ra, khiến trẻ bị tử vong nếu cha mẹ không biết cách sơ cứu. Tốt nhất cha mẹ không nên cho bé ăn những đồ ăn dễ làm bé bị nghẹn này.

7. Các loại thực phẩm nhỏ
  

Đó là các loại hạt nhỏ nhưng cứng, hoặc bỏng ngô, trái nho tươi hoặc khô, rau củ sống, bánh kẹo, hoa quả khô… tiềm ẩn nguy cơ gây nghẹt thở hàng đầu ở trẻ nên mẹ không nên cho con ăn.

8. Các thực phẩm cứng


Trong tuổi ăn dặm, thức ăn có kích thước bằng hạt đỗ được xem là an toàn, tránh hóc nghẹn cho bé. Hãy đảm bảo các loại rau được cắt nhỏ và nấu chín mềm hoặc hoa quả được cắt thành miếng nhỏ để tránh bị kẹt trong cổ họng của bé. Thịt và phômai cứng cũng nên cắt thành những miếng rất nhỏ. Các món cho bé ăn như cà rốt, cần tây, cà chua, khoai tây… nên được cắt lát hoặc xắt thật nhỏ và nấu cho tới khi chín mềm để tránh gây hóc ở khí quản trẻ và làm viêm nhiễm trùng khí quản.

You Might Also Like

0 nhận xét

Belle Shop

Cung cấp sỉ và lẻ hàng chính hãng Pháp: Sữa Pháp, bánh kẹo Pháp, mỹ phẩm Pháp. Hàng nhập công ty, cam kết hàng chất lượng cao, giá cả hợp lý, phục vụ tận nơi, tận tình nhất.

XEM NHIỀU NHẤT