TIN TỨC
HỆ TIÊU HÓA YẾU KHIẾN TRẺ TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN
Hệ tiêu hóa
của trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển bình thường và điều
chỉnh cân nặng. Nếu hệ tiêu hóa trẻ yếu, không hấp thụ trọn vẹn chất dinh dưỡng
trẻ rất dễ bị thiếu cân và mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Vậy đâu là
những triệu chứng cho biết trẻ gặp vấn đề trong hệ tiêu hóa?
1. Khi bé bị
khó chịu ở bụng
Điều này
nghĩa là hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề trục trặc, ví dụ bé đang không
thích hợp với loại sữa mà mẹ cho bé uống chẳng hạn. Trẻ nhỏ, đặc biệt là bé dưới
1 tuổi khó có thể tiêu hóa đường lactose và protein có trong sữa; lâu dài sẽ
khiến bé tích trữ dư thừa chất xơ trong hệ thống tiêu hóa, làm cho bé cảm thấy
khó chịu, đầy bụng, khó tiêu.
Làm thế nào
để giúp bé bớt khó chịu ở bụng? Nếu bé vẫn đang bú sữa mẹ, mẹ xem lại chế độ ăn
uống của mình có đủ nhóm chất chưa, có dư thừa chất béo và thiếu chất xơ hay
không. Nếu trẻ đang bú sữa ngoài, mẹ xem lại loại sữa đó có thành phần nào khiến
bé khó tiêu không, ví dụ protein, đường, hay lactose; và tốt nhất là nên thay đổi
loại sữa cho bé. Những loại sữa không phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé sẽ
khiến bé bị khó chịu dạ dày, tiêu chảy, hoặc táo bón. Hệ quả là bé sẽ bị sút
cân, chậm phát triển.
2. Bé bị đầy
hơi
Các triệu chứng
đầy hơi thường là hệ quả của khí dư trong dạ dày và đường ruột. Khi dư từ đâu
ra? Xin thưa, nó được tạo thành do mẹ cho ăn sai vị trí, ví dụ khớp ngậm không
đúng, ngậm núm vú nhiều hoặc bé nút khi sữa trong bình đã hết… làm cho không
khí vào dạ dày nhiều hơn và hệ tiêu hóa không hoạt động hiệu quả. Bé sẽ cảm thấy
khó chịu và chỉ hết khi bé “xì hơi” hay ợ hơi cho hết khí thừa trong bụng.
Làm thế nào
để giúp giảm đầy hơi cho bé? Tốt nhất mẹ nên cho con bú trong một tư thế thoải
mái nhất để con có thể ngậm đúng khớp ngậm và sữa mẹ ra đều đặn. Kể cả khi bé
bú bình thì tư thế nằm bú của con cũng phải thoải mái để tránh trường hợp bé
nút không khí vào bụng. Sau khi bé bú đủ, mẹ vác bé lên vai và khum lòng bàn
tay vỗ nhẹ vào lưng bé cho đến khi bé ợ hơi được mới cho bé nằm xuống.
3. Bé trớ sữa
Khi mẹ cho
con bú nhưng sau đó không giúp bé ợ hơi, hoặc khi bé bú quá nhanh và quá no làm
cho các bàng quang co thắt đẩy sữa ngược trở lại thực quản và khiến bé nôn trớ.
Chuyện nôn trớ này cũng gây hại cho hệ tiêu hóa bởi vì khi sữa bị ộc ra còn kéo
theo cả các axit tốt trong dạ dày bé. Ngoài ra, sau ọc sữa bé sẽ đói, mệt hơn;
nếu tình trạng trớ sữa cứ diễn ra liên tục ngày này qua ngày khác thì bé sẽ trở
nên ốm yếu.
Làm thế nào
để giảm bớt hiện tượng trớ sữa ở trẻ? Muốn con giảm chuyện nôn trớ, các mẹ nên
chú ý đến thời gian cho con bú (đã đến lúc cho bé bú chưa?) hoặc chú ý những dấu
hiệu của trẻ khi con đã bú đủ. Trong lúc cho con bú, mẹ nên lau rửa đầu ti, vắt
ra chút sữa đầu (thường là sữa lạnh), rồi vừa cho con bú vừa vuốt ve bé, dùng
hai đầu ngón tay kẹp vào đầu vú để hạn chế sữa ra quá nhiều làn con nuốt không
kịp. Những thao tác nhỏ nhặt này cũng góp phần làm cho em bé cảm thấy thư giãn
và bình tĩnh hơn và sữa về nhịp nhàng hơn. Mẹ cũng đừng quên cho con ợ hơi sau
khi bú nhé!
4. Bé đau bụng
Khi đau bụng,
bé sẽ quấy khóc không nguyên nhân, mẹ sờ bụng con sẽ thấy bụng bé hơi chướng,
áp tai vào bụng bé sẽ thấy tiếng òng ọc; đấy là hiện tượng bé chướng bụng, táo
bón, kích động… làm con cảm thấy khó chịu, bực bội, đau đớn.
Làm thế nào
để bé hết đau bụng? Nếu cho con bú mẹ, mẹ nên xem lại thực phẩm mẹ ăn có gây
táo bón/tiêu chảy hay đầy bụng cho bé không để thay đổi. Nếu cho con uống sữa
công thức, mẹ nên chọn loại sữa dễ tiêu hóa để bé có thể hấp thụ chất dinh dưỡng
tốt hơn, tránh tồn dư lượng sữa trong dạ dày và ruột. Nếu bé thường xuyên bị
táo bón, mẹ có thể cải thiện tình hình bẳng cách massage bụng cho bé để kích
thích hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn.
0 nhận xét