TIN TỨC
VÁNG SỮA – ĂN NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?
Váng sữa là gì?
Váng sữa là một chế phẩm của sữa. Trước đây, váng sữa được chế
biến bằng cách vớt phần trên cùng của sữa và cho làm lạnh. Ngày nay, nhà sản xuất
sử dụng máy ly tâm để tách phần trên cùng của sữa, đó chính là váng sữa.
Tuỳ thuộc vào cách chế biến, sẽ có nhiều loại váng sữa khác
nhau. Ngoài ra, còn có váng sữa nhân tạo được chế biến từ các loại dầu thực vật
(dầu dừa, dầu cọ…), bổ sung thêm casein (đạm sữa bò) và đường lactose (loại đường
có trong sữa bò). Vì là chế phẩm của sữa nên thành phần của váng sữa cũng gồm
có chất đạm, chất béo, chất đường, các vitamin và chất khoáng. Tuy nhiên, tỷ lệ
các chất dinh dưỡng này hoàn toàn khác trong sữa.
Khi nào nên cho trẻ ăn váng sữa?
Những bé nên dùng: Váng sữa có thành phần chất béo cao, cung
cấp nhiều năng lượng nên sẽ tốt cho bé từ trên một tuổi bị thiếu cân, suy dinh
dưỡng; bé mới ốm dậy cần nhiều năng lượng. Với những bé này, mẹ nên dùng váng sữa
làm bữa ăn phụ, với lượng dùng hợp lý là 1–2 hộp/ngày.
Lưu ý: chỉ sử dụng váng sữa như thực phẩm bổ sung cho bé. Lượng
váng sữa có thể cho bé ăn trong ngày phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và loại váng
sữa được mua. Trung bình, bé 6–12 tháng tuổi có thể ăn 1/2 – 1 hộp váng sữa/ngày,
bé trên một tuổi có thể ăn 1–2 hộp/ngày, tuỳ vào mức độ dung nạp của bé. Không
nên cho bé ăn quá nhiều, vì có thể gây đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất
béo quá cao.
"Quyết định khi nào cho bé ăn váng sữa là hợp lý?"
– câu hỏi của hầu hết các mẹ khi muốn cho con sử dụng váng sữa. Nhiều bác sỹ và
chuyên gia dinh dưỡng tại Việt Nam đều có chung một nhận định rằng nên cho bé
ăn váng sữa khi bé đủ 6 tháng tuổi.
Từ tháng thứ 6 trở đi, sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu lớn
nhanh của trẻ nên cần phải cho trẻ ăn bổ sung để phát triển thể chất, trí tuệ.
Bên cạnh đó, đây là giai đoạn hệ thống các cơ quan như hệ
tiêu hóa, hệ thần kinh bé đang phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi cần có nguồn năng lượng
để quá trình đó diễn ra tốt hơn. Chính vì vậy, việc cho bé ăn váng sữa tại thời
điểm này sẽ cung cấp cho bé 70% năng lượng cần thiết đó.
Một lý do nữa, tại thời điểm này, trẻ cũng đã biết điều chỉnh
lưỡi tốt hơn để đưa thức ăn di chuyển trong miệng nên mẹ sẽ dễ dàng hơn trong
việc cho bé ăn váng sữa.
Buổi sáng: Theo như phép so sánh vui, bữa ăn sáng được ví như
một vị "vua". Nói như vậy để khẳng định rằng, việc cho bé ăn sáng đầy
đủ là rất cần thiết, đảm bảo năng lượng cần thiết cho trẻ suốt cả ngày. Váng sữa
cung cấp protein, vitamin và khoáng chất, chính là những chất dinh dưỡng quan
trọng cho bất kỳ ai, tại bất kỳ độ tuổi nào. Vì thế, nếu mẹ đã biết được khi
nào cho bé ăn váng sữa là hợp lý, mẹ cũng nên cho bé ăn váng sữa ngay sau khi
ăn sáng mà không sợ bé bị đầy bụng hay không hấp thu được.
Buổi chiều: cũng là một thời điểm tốt để cho bé ăn váng sữa.
Bởi sau một giấc ngủ trưa, bé thường có cảm giác đói bụng và buổi chiều cũng là
khoảng thời gian bé hiếu động nhất. Cho nên, ăn váng sữa ngoài việc giúp bé
không bị đói, mặt khác cung cấp nhiều năng lượng cho các hoạt động của bé hơn.
Buổi tối: Có nhiều mẹ vẫn muốn bổ sung dinh dưỡng cho con vào
buổi tối, nên quyết định cho con ăn váng sữa. Tuy nhiên, theo lời khuyên của
bác sỹ dinh dưỡng, thời gian này là thời điểm để hệ thống tiêu quá của bé nghỉ
ngơi, nên nếu bé ăn váng sữa vào buổi tối sẽ khó tiêu hóa và làm bé ngủ không
ngon giấc, có thể nôn ói.
Nếu ăn bổ sung quá muộn, trẻ không nhận đủ chất dinh dưỡng cần
thiết, trẻ chậm lớn, dễ suy dinh dưỡng, khó tập ăn.
0 nhận xét