TIN TỨC
Tại sao mẹ lại mất sữa sau sinh?
Có rất nhiều bà mẹ nghĩ mình sẽ rất “mát
tay” trong việc bỉm sữa và có khả năng là nhiều sữa cho em bé. Tuy nhiên, sau
khoảng 1 tháng, thậm chí là 1 tuần thì sữa tự nhiên biến mất hoặc ra rất nhỏ giọt.
Điều này ảnh
hưởng khá lớn đến vấn đề dinh dưỡng của trẻ. Các mẹ đi tìm nguyên nhân đễ tìm
cách khắc phục kịp thời.
1. Mẹ bị đau khi cho bú
Cho
con bú không phải là việc bất cứ người mẹ nào cũng làm được ngay từ đầu. Thực tế,
có nhiều trường hợp người mẹ chưa có kinh nghiệm đã phải chịu những cơn đau
"trời thần", từ đó dẫn đến cảm giác ngại và lo sợ mỗi khi cho con bú;
em bé bú sai cách cũng gặp khó khăn hơn trong việc bú được đủ lượng cần thiết...
dễ dẫn đến tình trạng bé bú ít, thất thường, và lượng sữa cũng về ít hơn. Bạn cần
đến gặp bác sỹ, tham khảo cách bế con và cho bú đúng để nhanh chóng giải tỏa cảm
giác bức bối không đáng có này cho cả hai mẹ con.
Một
trường hợp gây đau khác cũng có thể dẫn tới giảm lượng sữa đó là do mẹ bị viêm
nhiễm đầu ti, tắc tuyến sữa, áp xe tuyến vú… Éo le thay, tình trạng này có thể
lại bắt nguồn từ việc sữa của mẹ quá nhiều, bị đọng lại và do chưa biết cách vệ
sinh đúng nên đã gây ra tình trạng viêm nhiễm. Nếu chẳng may đã rơi vào tình trạng
này, bạn hãy đừng ngại mà hãy đi khám ngay để được điều trị kịp thời, cũng như
nhận được những lời khuyên đúng đắn liên quan đến việc cho bú.
2. Việc sản xuất sữa giảm do
tác động của thuốc - có thể là thuốc tránh thai có thành phần estrogen, thuốc
kháng sinh mẹ dùng sau khi sinh mổ, hoặc một số loại thuốc điều trị bệnh khác.
Hãy cân nhắc đến yếu tố này khi cảm thấy lượng sữa của mình tiết ra bất thường,
và bạn cũng lưu ý rằng: không bao giờ tùy tiện dùng thuốc khi không có chỉ định
của bác sỹ, cũng như đừng quên báo với bác sỹ về việc cho bú của mình để được
kê đơn phù hợp.
3. Trầm cảm sau sinh
Bị
căng thẳng sau sinh là điều mà rất nhiều người gặp phải, và cũng là điều bình
thường thôi sau tất cả những gì bạn đã vừa trải qua, cộng thêm với những đêm mất
ngủ, những nỗi lo sợ mới dồn dập liên quan đến việc chăm sóc con (bao gồm cả nỗi
lo không đủ sữa cho con bú). Tuy nhiên, là bình thường không có nghĩa bạn có thể
để mặc mình như vậy, vì sự căng thẳng có thể trở nên nghiêm trọng hơn, trở
thành trầm cảm, khiến cho cuộc sống nói chung của bạn trở nên đáng sợ. Tình trạng
này cũng có thể ảnh hưởng đến nội tiết, ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa và hoạt
động của tuyến sữa.
4. Ăn uống kiêng khem không
đúng cách
Và
chuyện kiêng khem ở đây không chỉ nói về một số mẹ cố gắng giảm cân không đúng
cách sau sinh mà còn về một số mẹ phải theo những quan niệm cũ - phải ăn món
này, không được ăn món kia… dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng cho bản thân và
cũng ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho con.
Cũng
liên quan đến việc ăn uống, kinh nghiệm của nhiều mẹ cho thấy có một số loại thực
phẩm có thể gây mất sữa, chẳng hạn như:
Lá
lốt;
Măng;
Bạc
hà và tinh dầu bạc hà;
Đồ
uống có cồn;
Lá
dâu tằm;
Cây
mùi tây…
5. Ngoài ra, khi nhận thấy lượng
sữa ít đi đột ngột, bạn cũng cần kiểm tra liệu có phải mình đã mang thai tiếp
hay không, vì lượng hormone xáo trộn do việc mang thai em bé cũng có thể làm ảnh
hưởng đến thức ăn của anh chị lớn.
0 nhận xét